Nghiên cứu giải pháp ngăn chặn những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường giáo dục đại học. Trường hợp tại: Khoa Tài chính – Kế toán trường đại học Nguyễn Tất Thành

Đặt vấn đề
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã nâng cao mọi phương diện đời sống xã hội của người dân Việt Nam: Toàn cầu hoá cho phép tự do hoá thương mại phát triển, điều này đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề việc làm, giá thành sản phẩm, người dân được giao lưu, học tập, tiếp cận và tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến… Từ đó, đời sống của người dân phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng xâm nhập của văn hóa ngoại lai khiến một bộ phận sinh viên mờ nhạt về lý tưởng; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống và không phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Chính vì vậy, Nghiên cứu giải pháp ngăn chặn những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường giáo dục đại học là vô cùng cấp thiết. Thông qua việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến Giá trị Văn hoá của môi trường giáo dục đại học là rất quan trọng để sinh viên rèn luyện nhân cách và sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp để sau khi tốt nghiệp sẽ góp phần vào lực lượng lao động có đủ phẩm chất toàn diện đức – trí – thể – mỹ.
Mục tiêu, câu hỏi, phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình tác động đến Giá trị văn hóa (GTVH)

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến GTVH trong môi trường giáo dục đại học. Thông qua kết quả nghiên cứu thì nhà trường định hướng để sinh viên học tập, rèn luyện, trưởng thành, hình thành lý tưởng sống, đạo đức và từng bước hoàn thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Câu hỏi nghiên cứu: Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến GTVH trong môi trường giáo dục đại học? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?
Nghiên cứu thực hiện theo hai phương pháp: Nghiên cứu định tính (Tiến hành khảo sát, tổng hợp tất cả các nghiên cứu trước về GTVH, phỏng vấn chuyên gia là những giảng viên, cán bộ lâu năm trong ngành) và nghiên cứu định lượng (Kiểm định thang đo, chạy mô hình EFA, phân tích hồi quy).
Xây dựng mô hình: Kết hợp mô hình 03 cấp độ của GS. Edgar Henry Schein (2004): Giá trị hữu hình. Giá trị chia sẻ, niềm tin và thực tiễn, Eldrige và Crombie (1974): niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống, PGS.TS. Lê Văn Hảo (2018): Giá trị hữu hình, Logo, khẩu hiệu, tầm nhìn, giá trị chiến lược, giá trị cốt lõi. Từ đó hình thành lên các 06 nhân tố và 18 quan sát tác động lên GTVH. Cụ thể như sau:
Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát và kết luận
Theo Hair J. và cộng sự (2018, 8th edition), cỡ mẫu tối thiểu xác định: k xP. Trong đó: k là 5 hoặc 10 tùy theo nguồn lực có thể khảo sát. P là số quan sát. Chọn k=5, có 20 quan sát, vậy cỡ mẫu tối thiểu là 100 khảo sát
Nghiên cứu đã khảo sát 161, đối tượng khảo sát là Cán bộ (1,2%), Giảng viên (19,3%), Sinh viên và cựu sinh viên (79,5%) với trình độ: 04 Tiến sĩ (2,5%), 26 Thạc sỹ (16,1%), 30 Đại học (18,6%), 101 Đang học đại học (62,7%). Như vậy về số lượng và chất lượng của đối tượng được khảo sát đảm bảo tính khách quan của đề tài nghiên cứu.

Theo Anderson and Gerbing (1988): Kiểm định chất lượng thang đo (Scale Test), Phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả khảo sát như sau:
Tổng hợp kiểm định các thang đo – các biến quan sát sau khi xử lý

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): 0.94, KMO nằm trong phạm vi cho phép (0.5 ≤ KMO ≤ 1), điều này cho thấy các nhân tố thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Đạt yêu cầu vì kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Eigenvalue: 4.342, các nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1, đảm bảo phù hợp với mô hình. Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): 74,38%≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
Sau khi chạy mô hình đã loại bỏ các biến không đạt yêu cầu theo Quy tắc loại biến xấu trong phân tích nhân tố khám phá EFA. Do kích cỡ mẫu khảo sát là 161 nên chọn hệ số tải Factor Loading chấp nhận ở mức 0.45. Kết quả còn lại 03 nhóm nhân tố với 14 quan sát. Cụ thể như sau:
Nhóm 1. Niềm tin và giá trị (REV) gồm các quan sát: REL1, REL3, TAN5, GTCL1, CV2, CV4, CM1, CM2.
Nhóm 2. Truyền thông và chuẩn mực (TRA) gồm các quan sát: TAN1, TAN3, IV1, IV2.
Nhóm 3. Giá trị văn hóa (GTVH) gồm các quan sát: GTVH1, GTVH2.
Sau đó nhóm các giá trị và chạy mô hình hồi quy cùng với thực hiện hệ thống kiểm định theo (Green, 1991). Kết quả như sau:

Qua kiểm định hệ số hồi quy, nhóm biến niềm tin và giá trị (REV), Truyền thông và chuẩn mực (TRA); có sig.<0.05. Điều này cho thấy cả 02 nhóm biến đều có ý nghĩa với GTVH của NTTU (GTVH) với mức độ tin cậy lên hơn 99%.


Kiểm định mức độ giải thích: R2 điều chỉnh = 0.662 với kiểm định F, sig.<0.05 điều này cho chúng ta thấy 66,20% thay đổi của Giá trị văn hóa của NTTU (GTVH) được giải thích bởi 02 nhóm biến và 12 quan sát. Kiểm định phương sai (ANOVA), kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multiple Collinearity), kiểm định tự tương quan, kiểm định phương sai của phần dư thay đổi thì tác giả trình bày sau.
Ngoài ra, đối tượng khảo sát phần lớn là sinh viên và cựu sinh viên của các khoa TC-KT còn có 33 chia sẻ với 04 nhóm nội dung cần điều chỉnh để hoàn thiện hơn (câu hỏi mở, đính kèm phụ lục minh chứng). Cụ thể như sau: Đồng phục của GV/SV các khoa (TAN3) tỷ lệ 9,1%. Học bổng và học phí chiếm tỷ lệ 21,2%. Cơ sở vật chất (tập trung chủ yếu là WiFi – Phòng học – Khu tự học – khoản cách các cơ sở) chiếm tỷ lệ 24,2%. Giao tiếp/ứng xử và giải quyết vấn đề của sinh viên (Tập trung chủ yếu là lắng nghe ý kiến SV, đùn đẩy trách nhiệm Khoa – Viện – Phòng CTSV, Tiến độ giải quyết vấn đề cho sinh viên, thái độ/giao tiếp của nhân sự Phòng CTSV) chiếm tỷ lệ 45,5%.
Kết luận
Căn cứ kết quả xử lý dữ liệu thì để ngăn chặn những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường giáo dục đại học chúng ta cần tập trung: Tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất nhằm đám ứng nhu cầu dạy và học. Nhà trường tiếp tục là cầu nối để duy trì và phát triển mối quan hệ giữa sinh viên và doanh nghiệp. Tổ chức cuộc thi sáng tạo đồng phục của GV/SV của các Khoa. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc ứng xử của CB/NV/GV với SV theo chuẩn mực quy tắc ứng xử đã ban hành.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eldridge J., Crombie A., 1974, The Sociology of Organizations. Allen & Unwin, London.
2. Anderson & Gerbing, 1988, Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended Two-Step Approach, Journal of Psychological Bulletin.
3. Green SB, 1991, How many subjects does it take to do a regression analysis, Multivariat BehavRes.
4. Edgar H. Schein, 2004, Organizational Culture and Leadership, Jossey-Bass.
5. Hair JF, Black WC, Babin BJ, Aderson RE, & Tathan RL, 2018, Multivariate Data Analysis 8th edition, Cengage India.
6. PGS.TS. Lê Văn Hảo, 2018, Phát triển văn hoá trường đại học phù hợp với yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội thảo quốc tế: “Văn hóa học đường đại học Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập” tại Trường ĐH KHXH-NV – ĐHQG TP.HCM ngày 27/4/2018.

Tác giả: ThS. Nguyễn Xuân Hải

Call Now