Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn phát triển mạnh mẽ, ắc hẳn không thể thiếu bóng dáng của các nhà băng – nếu như không muốn nói là hoạt động sôi nổi của các ngân hàng trong các nền kinh tế phát triển! Trong bối cảnh đó, để có thể ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại chắc chắn phải cần đội ngũ cán bộ – nhân viên có trình độ chuyên môn cao để nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động. Nguồn lao động có chuyên môn cao trong ngành ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết…
Trong năm 2021 vừa qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng nguồn nhân lực vô cùng mạnh mẽ. Nếu tính tổng số vị trí việc làm được các nhà băng tuyển dụng trong năm 2021, con số này đã lên đến hàng trăm nghìn. Nguồn nhân lực ngành ngân hàng có trình độ cao, tốt nghiệp bậc đại học trở lên, do các trường Đại học cả nước cung cấp không đủ để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà băng. Cho đến nay, nguồn nhân lực này vẫn đang rất “khan hiếm”, thậm chí nhiều nhà băng phải “đặt hàng” từ các trường đại học nhằm đào tạo và cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng
Mặc dù hầu hết sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các trường Đại học trên cả nước nghĩ rằng các bạn chỉ có thể làm việc tại các ngân hàng sau khi tốt nghiệp, thực tế điều này chưa chính xác, bởi lẽ bên cạnh kiến thức về ngân hàng, các em còn được trang bị khối kiến thức về tài chính công ty (tài chính doanh nghiệp), tài chính khu vực công (tức khu vực các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động từ nguồn vốn được cấp bởi ngân sách Nhà nước), lĩnh vực bảo hiểm,…cùng với đó là các kỹ năng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan. Do đó ngành này mới được gọi là ngành “Tài chính – Ngân hàng”, hàm ý rằng, không chỉ “ngân hàng” mà còn “tài chính”. Vậy câu hỏi được đặt ra là, Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng làm việc ở những lĩnh vực nào thì được xem là “làm việc đúng chuyên ngành”? Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin được giới thiệu đến quý bạn đọc, quý phụ huynh, các bạn sinh viên, đặc biệt là các em học sinh đang học THPT và chuẩn bị bước vào giảng được Đại học – Chắc hẳn em đang rất “phân vân” để chọn sự nghiệp tương lai cho chính mình! Trong bối cảnh đó, hy vọng bài viết sẽ giúp các em có cái nhìn toàn cảnh về các vị trí việc làm đối với người tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, tức “Cử nhân Tài chính – Ngân hàng”
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành được biết đến là một trong những trường Đại học có uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, do Khoa Tài chính – Kế toán trực tiếp quản lý và đào tạo về mặt chuyên môn. Hàng năm, Trường và Khoa cung cấp hàng nghìn vị trí việc làm có chất lượng cao cho các tổ chức, công ty và ngân hàng trong và ngoài nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành có thể làm việc tốt tại các tổ chức thuộc các lĩnh vực hoạt động sau đây:
- Lĩnh vực ngân hàng
Cán bộ tín dụng, Giao dịch viên (Tellers), cán bộ phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ, cán bộ thẩm định giá tài sản, cán bộ thuộc phòng/ bộ phận kinh doanh ngoại hối, phòng kế toán, phòng phát triển sản phẩm thuộc hội sở chính của ngân hàng, phòng marketing,.. với nhiều cơ hội thăng tiến và các chế độ đãi ngộ rất tốt từ các ngân hàng,…
2. Khu vực doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty đa quốc gia, công ty liên doanh, công ty TNHH,..)
Chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên phát triển thị trường, chuyên viên phát triển đối tác, chuyên viên phát triển sản phẩm, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên phụ trách các hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty,.. với triển vọng và nhiều cơ hội thăng tiến lên vị trí trưởng phòng kinh doanh, Giám đốc tài chính (CFO), giám đốc kinh doanh, giám đốc điều hành (CEO),..
3. Khu vực kinh doanh bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội (do Nhà nước quản lý), bảo hiểm nhân thọ (từ các công ty kinh doanh bảo hiểm,..)
4. Khu vực công (các cơ quan, tổ chức hoạt động được cấp vốn từ ngân sách Nhà nước):
Người tốt nghiệp ngành TCNH có thể công tác tác các cơ quan Nhà nước như:
- Cán bộ tại các cơ quan thuế: cục thuế (cấp tỉnh/ thành phố, chi cục thuế (cấp quận/ huyện),..
- Cán bộ tại các cơ quan hải quan
- Cán bộ tại các Kho bạc Nhà nước
- Cán bộ tại các Sở Tài chính – Vật giá, phòng kinh tế,…
- Các doanh nghiệp Nhà nước,…
Cán bộ làm việc tại ủy ban nhân dân các cấp,…
Như vậy, có thể nói, tất cả các cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế – xã hội đều có nhu cầu cao về nguồn nhân lực ngành Tài chính – Ngân hàng. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng rộng đường phát triển và nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nhiệp, không chỉ trong ngành ngân hàng, mà còn ở các lĩnh vực kinh doanh tại các doanh nghiệp, khu vực công,… Và với sự phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ như hiện nay, tin rằng, trong tương lai, gần nhất là 3-5 năm tới, nguồn nhân lực ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ rất khan hiếm!
Bài viết mang tính chất tham khảo. Cảm ơn quí bạn đọc đã quan tâm!
Tác giả: Phạm Thị Thái Hà
GV. Khoa Tài chính – Kế toán
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành