Tên lửa bắn từ Gaza về phía Israel
Cuộc chiến bắt đầu vào hôm 07/10/2023 từ cuộc tấn công dữ dội do Hamas phát động nhằm vào Israel
làm dấy lên lo ngại trên thị trường dầu mỏ, với nỗi sợ hãi về sự lan rộng của xung đột tại Trung Đông gây cản trở nguồn cung dầu. (Theo vnexpress ngày 08/10/2023)
Sau khi xung đột bùng nổ, thị trường đã phản ứng mạnh mẽ với bước nhảy vọt tăng hơn 5% của giá dầu vào hôm thứ hai (9/10/2023), dù sau đó đã giảm xuống vào thứ ba (10/10/2023). Cơ quan Năng lượng quốc tế của các nước OECD có trụ sở tại Paris nhấn mạnh: “Mặc dù xung đột vẫn chưa có tác động trực tiếp lên nguồn cung, các bên tham gia thị trường năng lượng vẫn phải cảnh giác khi cuộc khủng hoảng còn tiếp diễn”. (Theo báo điện tử cung cầu ngày 09/10/2023)
Theo IEA, sự leo thang mạnh mẽ của rủi ro chính trị tại Trung Đông, một khu vực hiện đóng góp hơn 1/3 lượng dầu mỏ thế giới qua đường biển, đang đặt thị trường vào thử thách nặng nề. Nguyên nhân là việc Ả Rập Xê-út và Nga kéo dài việc giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm đã đẩy giá lên gần 98 USD/thùng vào giữa tháng 9, gần đạt ngưỡng 100 USD/thùng. Tuy nhiên, cơ quan này lưu ý rằng những khó khăn kinh tế do lạm phát và lãi suất cao đang bắt đầu đè nặng lên nhu cầu dầu. IEA viết “Có dấu hiệu suy giảm nhu cầu trên quy mô lớn, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp như Nigeria, Pakistan và Ai Cập, đồng thời có dấu hiệu suy giảm ngày càng nhanh ở một số thị trường OECD ” . Mặc dù vậy, nhu cầu toàn cầu về dầu mỏ dự kiến sẽ tăng lên 2,3 triệu thùng/ngày vào năm nay, nhờ nhu cầu tăng tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Nhưng IEA dự đoán tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 0,9 triệu thùng/ngày vào năm 2024 do tình hình suy thoái kinh tế.
IEA duy trì dự báo nhu cầu toàn cầu ở mức 101,85 triệu thùng/ngày vào năm 2023 và 102,7 triệu thùng/ngày vào năm 2024, gần như không thay đổi so với ước tính tháng 9/2023. (Theo báo điện tử Petrotimes ngày 13/10/2023)
Tổng hợp tin: ThS. Võ Hữu Sang